Sốc nhiệt là gì? Phải làm gì khi chó bị sốc nhiệt? Hãy cùng Xíu Xíu Kennel tìm hiểu để có kinh nghiệm xử lí khi gặp tình huống xấu này nhé.
Nguyên nhân khiến chó bị sốc nhiệt
Như các bạn đã biết các chú cún chỉ có 2 tuyến mồi hôi chính để thải ra. Phần lớn ở lưỡi và 1 phần nhỏ khác ở gan bàn chân. Đối với các loại chó lông dài thì thường dưới gan bàn chân chúng có 1 lớp lông bao quanh các kẽ chân do thích nghi với môi trường xứ lạnh để giảm sự thoát nhiệt.
Vào mùa hè ở Việt Nam những nhóm lông ở gan bàn chân này thường làm phản tác dụng. Chúng giữ nhiệt gây khó thoát được mồ hôi. Nếu không hiểu về sự thoát nhiệt của chó, bạn có thể vô tình để chúng rơi vào tình trạng sốc nhiệt. Một nghiên cứu cho thấy 50% số chó bị sốc nhiệt sẽ không thể sống sót. Nguyên nhân chính khiến chó bị sốc nhiệt là:
- Chó bị sốc nhiệt do bị nhốt trong ô tô, ngay cả khi đã hé mở cửa kính, để ở ngoài trời mà không có bóng râm hoặc nước.
- Do giống chó lai tạo của giống chó mõm ngắn như English Bulldog, Pug, Bull Pháp… với các giống chó vùng lạnh có lông dày như Samoyed, Alaska, Chow Chow.
- Do chó vận động quá mức trong điều kiện ấm hoặc nóng.
- Chó bị sốc nhiệt do chó bị bệnh như bệnh tim, tăng huyết áp…
- Do chó già, đặc biệt với các giống chó lớn trên 7 năm tuổi, các giống chó nhỏ trên 14 năm tuổi.
- Chó bị sốc nhiệt do bị thừa cân, béo phì.
- Do chó phải làm việc hay rèn luyện quá sức.
- Do chó có sức khỏe yếu vì ốm hoặc đang trong quá trình điều trị bệnh.
Lưu ý những biểu hiện khi chó bị sốc nhiệt
những biểu hiện sốc nhiệt ở chó
Bạn sẽ có thể giảm thiểu tối đa những di chứng về sau nếu phát hiện sớm tình trạng sốc nhiệt. Vì vậy, phản ứng nhanh chóng khi chú chó của bạn có một hoặc các biểu hiện sau :
- Thè lưỡi ra thở dốc lớn tiếng
- Khát nước một cách bất thường
- Lưỡi có màu đỏ tươi như máu
- Nướu răng nhạt màu dần
- Chảy nước dãi đặc sệt
- Nhịp tim tăng nhanh
Tình trạng sốc nhiệt có thể trở nặng rất nhanh và nguy hiểm khi chó bắt đầu có các triệu chứng sau :
- Thở ngày càng khó khăn
- Chảy máu mũi
- Ói mửa nhiều lần
- Mệt mỏi đuối sức
- Lưỡi và nướu răng bắt đầu tím tái
- Da mất độ đàn hồi
- Loạng choạng mất phương hướng
- Té ngã và hôn mê
Cách sơ cứu khẩn cấp cho chó bị sốc nhiệt
Khi chủ nhân phát hiện dấu hiệu chó bị sốc nhiệt, đầu tiên nên tháo vòng cổ, dây đeo ngực hoặc những đồ vật mặc trên cơ thể chúng. Nếu chó cưng chỉ chảy nước dãi, thở gấp thì có thể là bị say nắng ở mức độ nhẹ. Nếu là hô hấp khó khăn, khó thở, rơi vào trạng thái đờ đẫn thì ở mức độ khá nguy hiểm. Sơ cứu xong cần đưa đi thú y ngay.
Nước mát là thứ không thể thiếu để sơ cứu chó bị sốc nhiệt
Để sơ cứu cho chó bị sốc nhiệt, bạn phải bình tĩnh. Nếu bạn mất bình tĩnh, chú chó có thể cảm nhận được và mất bình tĩnh theo, làm tình hình trở nên nghiêm trọng hơn. Làm việc một cách có phương pháp để hồi phục nhiệt độ của chúng về bình thường và nhanh chóng đưa chúng đi thú y.
Giữ tập trung để chắc chắn là bạn đang làm hết sức có thể để tăng cơ hội sống xót cho chú chó. Cảnh giác về những thứ có thể khiến chó bị sốc nhiệt. Tùy vào những gì mà bạn có, hãy làm cách nhanh nhất có thể để hạ nhiệt cho chú chó. Bao gồm một số cách hạ nhiệt như sau:
- Nhanh chóng đưa chó vào chỗ râm mát và loại bỏ nguồn nhiệt.
- Đổ nước mát vào đầu và thân chó bị sốc nhiệt. Dùng 1 vòi nước chảy nhẹ, nên dùng loại nhỏ giọt hoặc vòi sen.
- Phủ khăn ướt lên chú chó. Đừng để khăn quá lâu tại một chỗ, lông sẽ bị ngấm nước.
- Nếu có thể hãy thả chú chó của bạn vào 1 bồn tắm hoặc bể nước mát. Không bao giờ được sử dụng đá hay nước đá, nó sẽ thu nhỏ các lỗ chân lông trên bề mặt da khiến cảm nhiệt trầm trọng hợn. Cái lạnh lại làm cho mạch máu của nó co lại. Và khi mạch máu thắt lại chúng sẽ không thể tự giải nhiệt trong cơ thể.
- Nếu có thể, hãy đưa nó vào phòng có điều hòa. Nên bật điều hòa với nhiệt độ khoảng 28 – 30°C. Tuy nhiên không nên bật cả ngày lẫn đêm, nên để khoảng 2 – 3 tiếng tắt điều hòa một lúc. Cần chú ý tới cả việc điều chỉnh nhiệt độ của điều hòa sao cho phù hợp. Nhiệt độ chênh lệch trên 10°C dễ gây đột quỵ tim mạch.
- Quạt gió sẽ giúp làm mát cho chú chó khi đã được làm mát bằng nước. Dùng những ngón tay của bạn làm tơi lông của chúng để gió thổi qua lông, giúp không khí được lưu thông. Lông giống như 1 cái chăn cách nhiệt dùng để giữ nhiệt, do đó làm nó tơi lên để lộ da bên dưới thì không khí có thể giúp làm mát chú chó nhanh hơn.
Đo thân nhiệt cho chó liên tục mỗi 5-10 phút trong suốt quá trình sơ cứu cho đến khi thân nhiệt chó trở về mức bình thường và đưa chó đến cơ sở thú y gần nhất vì shock nhiệt có thể gây ra tổn hại lớn cho các cơ quan nội tạng và dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
Phòng chống sốc nhiệt cho chó
Luôn cung cấp nước đầy đủ cho chúng
Do chó chủ yếu giải nhiệt bằng lưỡi. Vì vậy, người nuôi chó cần cung cấp nước thường xuyên, liên tục là điều cần thiết nhất. Bạn nên theo dõi chú cún của mình. Nếu chúng uống nhiều và lượng nước trong bát hết nhanh chóng. Trong trường hợp này bạn cần cho chúng một cái bát lơn hơn hoặc luôn sẵn sáng bát nước khác để thay thế.
Nếu do điều kiện công việc. Bạn không thể thường xuyên ở nhà cùng chú chó của mình. Bạn cần phân công người nhà kiểm tra và thay nước thường xuyên. Trường hợp bất khả kháng, bạn có thể để 1 thau nước lớn, đủ lượng nước cho cún sử dụng đến khi bạn trở về.
Không cạo hết lông của chó
Nhiều người cho rằng cạo hết lông cho chó sẽ khiến chúng mát mẻ hơn nhưng đây là một quan niệm hết sức sai lầm. Việc cạo hết lông có thể làm gây hại tới chú chó nhiều hơn bạn tưởng. Bởi bộ lông có rất nhiều chức năng không chỉ để chống lạnh. Hơn nữa với những chú chó lông dày, cạo sạch lông sẽ khiến chúng không vui. Nhiều chú chó xấu hổ không dám gặp người khác. Thậm chí sẽ bị chứng trầm cảm.
Lông của chó là một lớp cách nhiệt để giúp chúng điều chỉnh nhiệt độ cơ thể của mình. Đồng thời bảo vệ da khỏi những bức xạ có hại từ mặt trời. Bộ lông như một tấm áo khoác sẽ bảo vệ chó khỏi bị thương. Việc cắt bỏ lông sẽ không giúp chúng xử lý nhiệt trong cơ thể của chính mình. Đó là 1 điều nguy hiểm. Hơn nữa trên da chó không có tuyến mồ hôi. Vì vậy không thể giúp chó giải nhiệt bằng việc cạo lông.
Nghiêm trọng hơn, khi cạo lông cho chó nguy cơ mắc các bệnh về da sẽ tăng cao hơn do phải tiếp xúc trực tiếp với những tia gây nguy hiểm.
Về qmặt thẩm mỹ, nếu bạn cạo hết lông của chó Shiba đi, lớp lông mới mọc lại sẽ không còn mềm mại và mịn được như cũ nữa.
Cho chó chơi ở trong nhà
Khi trời nắng lên đến đỉnh điểm. Đặc biệt là thời điểm giữa trưa nắng từ 11h-16h hàng ngày. Bạn nên cho chó vào trong các phòng mát mẻ ở trong nhà. Sẽ tuyệt vời hơn cho chú chó của bạn cho chúng được ở phòng điều hòa. Trong trường hợp không có điều hòa, bạn có thể sử dụng quạt. Tuy nhiên, bạn cần lưu ý thêm các vấn đề sau:
Không nên di chuyển đột ngột chó từ bên ngoài vào phòng điều hòa có nhiệt độ quá chênh lệch và ngược lại. Chó cần có thời gian để thích nghi từ từ. Trường hợp này cũng dễ làm chó bị shock do chênh lệch nhiệt độ.
Tùy từng giống chó, tuỳ thể trạng mà chúng có khả năng chịu đựng nhiệt độ ở các mức độ khác nhau. Tuy nhiên, khi nhiệt độ tăng trên 30 oC hoặc thậm chí 39-40 oC. Chắc chắn, chú chó của bạn sẽ có các biểu hiện shock nhiệt. Bạn cần điều chỉnh nhiệt độ môi trường cho chúng từ 25-27 oC là thích hợp nhất.
Nếu bạn nhốt chó trong chuồng, bạn tuyệt đối không nên phun nước vào trong chuồng để giảm nhiệt. Độ ẩm không khí cao sẽ làm cún khó thở hơn khi trời nắng nóng. Trong trường hợp này, bạn có thể xem xét bỏ thêm 1 khay đá trong chuồng cho chó giải nhiệt nhanh chóng hơn.
Nếu không thể cho vào nhà, hãy để chó ở trong bóng râm
Bạn cần bố trí chuồng hoặc cũi đặt ở vị trí có bóng mát. Chuồng cũi cần có mái che để chó có thể nghỉ ngơi bên ngoài trời. Bạn nên tránh ánh nắng trực tiếp lên cơ thể chó khi trời quá nắng nóng.
Tuyệt đối không dắt chó đi dạo vào lúc trưa nắng hoặc khi trời nắng gắt
Vào mùa hè nắng nóng, đặc biệt là điều kiện khí hậu Việt Nam, bạn tuyệt đối không nên dắt chó đi dạo vào lúc trời còn nắng nóng. Bạn có thể thu xếp thời gian cho chúng ra ngoài lúc sáng sớm hoặc khi chiều tối.
Bạn có thể dắt chó đi dạo ở những nơi mát mẻ, có nhiều bóng mát.
Luôn nhớ mang theo dây dắt để soát hành vi để chúng không chạy ra nơi có nắng, nóng trực tiếp. Nước là thứ không thêt thiếu khi đưa chú chó của bạn ra ngoài vào mùa hè. Nước giúp cơ thể chó điều hòa nhiệt độ tốt hơn và tránh chó bị shock nhiệt đồng thời bổ sung lại lượng nước đã mất khi thời tiết nóng bức.
Không để chú chó của bạn tiếp xúc trực tiếp với nền xi măng, nền đất, cát nóng. Do bàn chân chó cũng có tác dụng tản nhiệt. Đồng thời, việc tiếp xúc trực tiếp như vậy có thể khiến cho cún cưng bị bỏng. Các tốt nhất là để cho chó chơi trên bãi cỏ và có bóng râm.
Kiểm soát nhiệt độ chỗ ở của chúng
Nhiệt độ mùa hè thường cao hơn nhiều so với các mùa khác trong năm. Bạn phải luôn duy trì nhiệt độ thích hợp xung quanh nơi ở của chúng. Không được quá nóng cũng như không quá lạnh. Việc giữ vệ sinh cho chúng cũng là một việc làm cực kì quan trọng. Cơ thể sạch sẽ không chỉ giúp bản thân chúng cảm thấy thoải mái mà còn giúp tránh được một số bệnh về da.
Mùa hè, cho dù chú chó của bạn chỉ ở trong nhà nhưng các yếu tố gây bệnh vẫn có thể xâm nhập vào cơ thể và gây bệnh. Theo các bác sĩ thú y, chó cần được tắm rửa từ 1 – 2 lần mỗi tuần. Bên cạnh đó, khi tắm cần sử dụng các sản phẩm dành riêng cho chó sữa tắm, dầu xả, khăn tắm, máy sấy… Có như vậy mới giúp làm sạch triệt để trứng giun, các virus hay vi khuẩn gây bệnh bám trên lông thú cưng. Bên cạnh việc giữ vệ sinh chăm sóc thú cưng, các bạn cũng nên đưa thú cưng đi tiêm phòng, tẩy giun sán định kỳ.
Tuyệt đối không để chú chó của bạn ở trong ô tô khi trời nắng nóng
Bạn cần lưu ý nhiệt độ khi để cún trong oto, nhất là khi chúng ở lại 1 mình trên xe
Khi có việc phải rời khỏi xe ô tô. Bạn không nên để chú chó của mình ở trong xe giữa trời nắng nóng. Do kết cấu kín của xe, khi trời nóng. Nhiệt độ trong ô tô sẽ tăng rất nhanh và có thể dẫn đến tử vong cho chú chó của bạn. Bạn nên nhớ:
Hạ cửa kính xe hơi ở mức phù hợp cho chú chó trong xe. Ở trên xe cần thường xuyên có nước uống cho chó,
Nếu bắt buộc phải để cún cưng ở trong xe. Bạn nên mở điều hòa trong xe. Nhiệt độ vừa phải khoảng 24-25 oC.
Vân Anh – Xíu Xíu Kennel